Năm 1049 vua Lý Thái Tông cho xây dựng chùa một cột,một trong những
kiến trúc cổ và đặc biệt của Việt Nam.Đến năm 1903,854 năm sau,tại xã
Long Hựu Đông,huyện Cần Đước,tỉnh Long An,ông Trần Văn Hoa lúc ấy là
Hương Sư làng Long Hựu, tổng Lộc Thành Hạ ,tỉnh Chợ Lớn xây dựng một
kiến trúc có số lượng cột gấp hơn 100 lần so với chùa một cột.Đó là
ngôi nhà trăm cột.
Ngôi nhà trăm cột này Ngôi nhà do một nhóm thợ người miền Trung thực hiện.Ngôi nhà toạ lạc trên trong một khu vườn có diện tích hơn 4000 mét vuông.Nhà hướng về phía Bắc,xây theo kiểu chữ Quốc,ba gian hai chái.Gỗ cẩm lai,gõ đỏ,gõ mật là nguyên liệu chính để xây dựng nhà.Nền nhà bằng tảng đá cao 0,9m,mặt nền lát gạch tàu lục giác,trên lợp mái bằng ngói âm dương.

|
Nhà cổ - Ảnh Internet
|
Nhà có hai phần:phía trước là nội tự-ngoại khách,phía sau để ở và sinh hoạt.Phía sau còn có nền móng của lẫm lúa đã bị tháo dỡ. Kết cấu chính của Nhà Trăm Cột kiểu xuyên trính ( còn gọi là nhà đâm trính, nhà rường) , khung sườn kiểu bát trụ, định vị theo hướng Tây - Đông, Tiền - Hậu. Kiến trúc miền trung thể hiện rõ nét trong kết cấu này,trính,trổng đều chạy chỉ,uốn cong kiểu nhà rường miền Trung. Tiếp giáp giữa bộ phận trính và trổng để đỡ đòn dông nóc nhà được cách điệu hình ''chày cối'', tượng trưng cho âm dương hòa hợp . Kiểu nhà truyền thống này có ưu điểm là bộ khung rất chắc chắn,không gian trong nhà rất thoáng vì không có hàng cột ở giữa.
Ngôi nhà này trở thu hút khách du lịch không chỉ ở số lượng cột “khủng” so với ngôi nhà bình thường mà còn ở những nét chạm trổ tinh xảo trên các cột.Ngôi nhà như là một ví dụ sống động,rõ ràng cho tài hoa nghệ thuật điêu khắc của các nghệ nhân thời trước.Nó là sự đan xen giữa các yếu tố nghệ thuật:nghê thuật điêu khắc cổ điển,hiện đại,phong cách Huế,đặc trưng Nam Bộ. Các gian nội tự và ngoại khách là điểm nhấn của cả ngôi nhà với các cột được trang trí điêu khắc phong phú. Đây là nơi tập hợp nhiều chủ đề từ cổ điên như “tứ linh”, “bát quả”,mô típ “phúc lộc thọ”..đến hiện đại như hoa hồng,sóc,nho cùng các yếu tố Nam bộ như mãng cầu, bình bát,khế,măng cụt, đã được các nghệ nhân thể hiện công phu trên các bao lam, các khung ô hộc, vách ngăn, vách lá gió, bàn thờ , ghế nghi, bàn tròn , bàn dài, bằng kỹ thuật chạm lọng, chạm nổi, chạm bong kênh, chạm nổi trên nền chạm lọng, hết sức điêu luyện và tài tình. Phong cách Huế nổi bật trong toàn bộ hệ thống vì kèo, xuyên được chạm nổi, chạm lọng rất công phu các đề tài ''vân hóa long'', '' tứ thời'' kiểu ''dây lá hóa'' .

|
Nét tinh xảo nhà cổ - Ảnh: Internet
|
Phong cách tả thực khéo léo, tỉ mỉ, gò bó trong khuôn khổ cổ điển kết hợp với sự phóng khoáng, nho nhã uyển chuyển bởi các dây hoa lá là nét đặc thù trong chạm trổ của ngôi nhà. Gian ngoại khách bộc lộ ý đồ của chủ nhà là hướng đến một cuộc sống sung túc an nhàn,với các bức hoành phi sơn son thiếp vàng cẩn ốc xà cừ và ca ngợi cảnh đẹp, cầu phúc, cầu thọ thể hiện qua mà không làm mất đi vẻ tôn kính của ngôi nhà thờ.
Trong giai đoạn giao thoa lịch sử thì ngôi nhà trăm cột là đại diện đặc trưng cho kiến trúc nam bộ thế kỉ 19.Các nhà nghiên cứu cho rằng nhà Trăm Cột là một ngôi nhà có kiểu thức thời Nguyễn, về đại thể mang dấu ấn rõ rệt của phong cách Huế,có nhiều biến dị bởi các yếu tố Nam Bộ và Pháp . Năm 1997 Nhà Trăm Cột đã được Bộ Văn Hóa - Thông Tin xếp hạng là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc Gia (số 2890- VH/QĐ/ 27.09.1997).
Tháng 9/2009
Vietbalo Tổng Hợp